Những ưu điểm khi áp dụng mẫu checklist dọn vệ sinh hàng ngày
Làm việc nhanh chóng, khoa học
Nhờ có mẫu checklist dọn vệ sinh hàng ngày, quy trình làm việc được vạch sẵn nên người thực hiện công việc không bị lúng túng, không tốn thời gian để ghi nhớ, tính toán số lượng công việc cần làm.
Mẫu checklist dọn vệ sinh hàng ngày giúp làm việc nhanh chóng, khoa học
Đồng thời, khi nhìn vào checklist, khối lượng công việc đã rõ ràng, người thực hiện sẽ chủ động chuẩn bị các vật dụng vệ sinh cần thiết và chú ý điều chỉnh thời gian để hoàn thành đủ các công việc mà vẫn đạt chất lượng, yêu cầu.
Đạt hiệu quả cao và đồng đều
Nếu checklist liệt kê đầy đủ các đầu mục công việc cần làm thì khi thực hiện sẽ đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khu vực cần dọn dẹp.
Công việc từ lớn đến nhỏ đều không sợ bỏ sót, nhờ đó công việc hoàn thành đạt hiệu quả cao. Mặt khác, với checklist có sẵn, người này hay người khác, lần này hay lần khác thì công việc vẫn đạt kết quả như nhau, đảm bảo đồng đều và ổn định.
Làm việc chuyên nghiệp
Lên kế hoạch rõ ràng ngay từ khi bắt đầu công việc nên dù làm việc hay quản lý nhiều người cũng có thể kiểm soát được thời gian, khối lượng công việc, nhờ đó tính toán, phân chia hợp lý. Mỗi người sẽ biết rõ trách nhiệm của mình để làm việc khoa học và chuyên nghiệp hơn.
Các mẫu checklist vệ sinh hàng ngày phổ biến
Tùy vào mục tiêu dọn vệ sinh nhà ở hay văn phòng, nhà hàng, khách sạn… mà có những mẫu checklist tương ứng phù hợp. Dưới đây là mẫu checklist dọn vệ sinh hàng ngày nhà ở và văn phòng thường gặp:
Mẫu checklist dọn vệ sinh hàng ngày nhà ở
- Khu vực phòng khách, bao gồm: Lau bụi bàn ghế, giá sách, kệ tivi; sắp xếp đồ đạc, quét và lau sàn, dọn sạch thùng rác…
- Khu vực phòng ngủ, bao gồm: Thu gom quần áo bẩn đi giặt; thay và giặt chăn mền, ga gối; sắp xếp đồ đạc quần áo; lau sạch bụi bàn trang điểm, tab đầu giường; khử mùi, lau sàn…
- Khu vực nhà bếp, bao gồm: Dọn dẹp, vệ sinh bồn rửa chén; xử lý vết dầu mỡ; lau sạch bếp, tủ lạnh, bàn bếp; làm sạch, khử mùi lò nướng, lò vi sóng; vệ sinh tủ đựng chén, khay gia vị; giặt sạch khăn lau, thảm trải sàn; quét và lau sàn bếp, đổ rác…
- Khu vực toilet, nhà tắm, bao gồm: Lau gương nhà tắm; vệ sinh, tẩy rửa bồn tắm, bồn rửa mặt, bồn cầu; chà sàn; giặt khăn, phơi thảm nhà tắm…
- Khu vực phía trước nhà và ban công: Vệ sinh kệ để giày dép, vệ sinh máy giặt, lau bụi, quét rác…
Mẫu checklist dọn vệ sinh hàng ngày văn phòng
Thông tin chung phía trên: Ngày tháng, địa chỉ văn phòng, tên người thực hiện, tên người kiểm tra.
- Khu vực làm việc, bao gồm: Lau dọn bàn làm việc, tủ hồ sơ; hút bụi thảm (3 lần/ tuần); lau kính, bệ cửa sổ; xử lý các vết bám bẩn bằng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng; quét dọn, lau sàn; thu gom rác thải; xịt khử trùng văn phòng (3 lần/ tuần); đổ rác…
- Khu vực tiếp khách, phòng họp, bao gồm: Lau bụi bàn ghế; lau kính, bệ cửa sổ; quét dọn, lau sàn; đổ rác…
- Khu vực nhà vệ sinh, bao gồm: Vệ sinh kệ, tủ trong phòng tắm; làm sạch gương, vách kính, bồn rửa tay, bồn cầu; thêm giấy vệ sinh, xà phòng; lau sàn; khử mùi; đổ rác…
- Không gian chung, nơi nghỉ trưa, ăn uống, bao gồm: Vệ sinh bồn rửa, bình nước, các vật dụng trong phòng; lau dọn bàn ăn; chỗ nghỉ ngơi, lau sàn; đổ rác…
Tùy mỗi gia đình hay công ty mà nội dung, đầu mục công việc sẽ thêm bớt, điều chỉnh cho phù hợp. Dù là các thành viên trong gia đình hay người giúp việc thực hiện thì checklist cũng nên có thông tin ngày tháng, tên người thực hiện, tình trạng công việc, ghi chú, đề xuất giải pháp để quy trình làm việc rõ ràng, gọn gàng, hiệu quả.
Các mẫu checklist dọn vệ sinh hàng tuần, hàng tháng cũng lên lịch cụ thể và áp dụng tương tự như trên.
Chỉn chu từ mẫu checklist dọn vệ sinh hàng ngày đến quy trình làm việc thực tế, nhasachvietnam.com.vn. đảm bảo sẽ đem lại sự yên tâm và hài lòng cho tất cả khách hàng.